Bệnh đường hô hấp trẻ dễ mắc khi thời tiết giao mùa

5 dấu hiệu cảnh báo gan bị tổn thương
10/04/2017

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: suy hô hấp, khó thở, viêm phổi nặng… Mẹ hãy cùng Vietlife tìm hiểu những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sau đây, để có những xử trí kịp thời.

1. Viêm mũi họng cấp

Trẻ có những biểu hiện như: ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ban đầu, trẻ chảy nước mũi trong sau chuyển sang màu trắng đục hoặc xanh vàng. Trẻ có biểu hiện khàn tiếng, biếng ăn do đau rát họng, ho do họng bị kích ứng và nước mũi chảy xuống họng. Bên cạnh đó, trẻ có thể sốt, thường chỉ sốt nhẹ nhưng cũng có khi lên đến 39 – 40 độ. Nguyên nhân gây ra viêm mũi họng cấp có thể là do virus hoặc vi khuẩn. Bệnh viêm mũi họng nếu không được điều trị đúng, dễ gặp phải các biến chứng như viêm phổi, viêm khớp, thậm chí biến chứng nguy hiểm tại tim.

2. Viêm VA

VA là một tổ chức lympho ở vùng mũi họng. Khi VA bị viêm, trẻ có những biểu hiện như: sốt > 38 độ, chảy mũi, ngạt mũi và ho xuất hiện sau 1 – 2 ngày. Nếu VA viêm to có thể gây cản trở quá trình hô hấp ở trẻ do chảy mũi và ngạt mũi ngày càng tăng. Viêm VA có thể dẫn đến các biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản

3. Viêm phế quản

Thời tiết thay đổi khiến trẻ rất dễ bị viêm họng, viêm mũi nếu không chữa trị kịp thời và hiệu quả sẽ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và ngày càng sâu hơn vào phế quản phổi với biểu hiện như sốt cao, ho có đờm đặc, có màu xanh hoặc vàng, mệt mỏi, li bì.

4. Bệnh cúm

Bệnh cúm là bệnh thường gặp ở trẻ do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Virus cúm xâm nhập vào cơ thể trẻ và dễ dàng gây bệnh. Trẻ có biểu hiện là sốt nhẹ, đau đầu, ho, đau họng, nghẹt mũi, biếng ăn, hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong.

Cách phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ khi thời tiết giao mùa

  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vào buổi sáng và tối. Trang phục của trẻ cần được thay đổi phù hợp với nhiệt độ, thời tiết.
  • Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài
  • Vệ sinh nhà ở, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Dinh dưỡng cân đối và đa dạng các loại thực phẩm. Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh và duy trì đến 24 tháng tuổi.
  • Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Trẻ nên được tiêm phòng cúm từ 6 tháng tuổi trở lên và nhắc lại hàng năm.

Khi trẻ có những dấu hiệu ho nhiều, thở nhanh, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng mẹ cần cho trẻ đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị.

Hệ thống phòng khám Vietlife tự hào có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi dày dặn kinh nghiệm, có uy tín đã và đang là địa chỉ tin cậy được nhiều mẹ tin tưởng:

Call Now Button