Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cấp cứu trước viện và hồi sức tích cực trong BV.

Thư cảm ơn của Hội Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Hà nội với TTCC 115 Hà nội
05/04/2018
Giành giật sự sống sau tiếng còi cấp cứu 115.
06/05/2018

 

Sự kì diệu đã xảy ra người đàn ông ngừng tuần hoàn nguy kịch thoát chết ngoạn mục.  Sau 5 ngày hôn mê thở máy bệnh nhân bất ngờ lại trở về với thế giới này, với người vợ yêu dấu + 3 đứa con nhỏ, cùng với các học trò thân yêu của anh. Với nụ cười thân thương bênh cạnh người vợ tưởng chừng không bao giờ được gặp lại.

Chừng 1 tiếng trước khi vào viện, bệnh nhân nam 42 tuổi rơi vào tình trạng khó thở dữ dội, gia đình gọi cấp cứu 115. Tuy nhiên, khi nhân viên 115 có mặt tại nhà, bệnh nhân đã hôn mê, ngừng thở và mạch cảnh không bắt được. Đây là dấu hiệu của ngừng tuần hoàn. Bác sĩ tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực, tiêm thuốc adrenalin. Sau 15 phút, bệnh nhân có mạch trở lại, được đặt mask thanh quản và bóp bóng oxy rồi chuyển đến Khoa Cấp cứu & Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại Học Y Hà nội. Tại đây, bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp bằng thở máy và điều trị tình trạng co thắt phế quản, duy trì thuốc vận mạch. Sau 3 ngày, tình trạng ý thức bệnh nhân phục hồi dần, cơn hen được kiểm soát. Sang ngày thứ 4, bệnh nhân được rút ống nội khí quản và tự thở oxy kính. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.

PGS.TS. Hoàng Bùi Hải – Trưởng khoa CC&HSTC – BVĐHYHN chia sẻ: “Thành công trong điều trị đến từ việc tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn rất chuyên nghiệp của nhân viên cấp cứu 115. Cấp cứu đúng cách trong những phút đầu tiên là điều quyết định đến sự hồi phục của bệnh nhân. Bên cạnh đó là sự phối hợp nhuần nhuyễn trong hồi sức tích cực ở bệnh viện để kiểm soát nguyên nhân nói chung và kiểm soát cơn hen trong trường hợp này nói riêng”. PGS.TS Hoàng Bùi Hải cũng khuyến cáo, nếu thấy một người rơi vào trạng thái đột ngột mất ý thức, ngừng thở thì phải gọi cấp cứu 115 ngay. Đồng thời trong lúc chờ cấp cứu 115 đến, người chứng kiến phải tự cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân bằng cách đặt tay lên giữa ngực người bệnh ép mạnh tim khoảng 120 lần/phút. Nếu có thể thì áp dụng phương pháp 30 lần ép tim xen kẽ thổi ngạt 2 lần. Đây là thao tác quan trọng nhất để bệnh nhân cứu sống bệnh nhân, không nên tự ý di chuyển bệnh nhân khi tuần hoàn chưa tái lập.

http://suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-ong-ngung-tuan-hoan-nguy-kich-thoat-chet-ngoan-muc-n143488.html

Call Now Button